XÂY DỰNG |
Ủy ban châu Âu: Đề xuất hạn ngạch khai thác thủy sản cho năm 2012
(05/10/2011)
Ủy ban châu Âu (EC) đã giới thiệu đề xuất đầu tiên về hạn ngạch khai thác thủy sản trong năm 2012 cho một số nguồn lợi nhất định ở Đại Tây Dương và Biển Bắc. Đề xuất ấn định mức Tổng sản lượng được phép khai thác (TAC) và cường độ đánh bắt tại các nguồn lợi thủy sản do riêng EU quản lý, không áp dụng đối với các nguồn lợi do bên thứ ba quản lý. EC đề xuất tăng TAC đối với 9 loài thủy sản, gồm cá tuyết, cá vây chân, cá trích, cá tuyết chấm đen, cá tuyết mêluc, cá bơn, cá bơn buồm và tôm hùm Na Uy, đồng thời giảm hạn ngạch đối với 53 loài thủy sản khác. Đối với cá tuyết ở Tây Scôtlen, Biển Ailen và Kattegat, EC đề xuất không cho khai thác trong năm 2012 do nguồn lợi cá tuyết ở đây rất nghèo nàn. Những đề xuất thay đổi có thể dẫn tới việc giảm 11% TAC (tính theo trọng lượng) so với năm 2011. Mục tiêu của EC là ấn định TAC dựa trên cơ sở khoa học, giúp các nguồn lợi hồi phục và đảm bảo nghề cá bền vững về lâu dài. Đề xuất đối với TAC dựa trên tư vấn của các nhà khoa học của Ủy ban Quốc tế Khai thác Biển (ICES) và Ủy ban Khoa học, Kỹ thuật và Kinh tế Nghề cá (STECF). Mục tiêu cơ bản của EC là mọi nguồn lợi được khai thác một cách bền vững - với việc đề ra Cường độ Đánh bắt Bền vững Tối đa (MSY) vào năm 2015, đây là một cam kết mà Liên minh châu Âu đã đưa ra trước cộng đồng quốc tế và là điểm mấu chốt trong đề xuất đổi mới chính sách nghề cá chung. Để giúp hoàn thành MSY vào năm 2015, Ủy ban Quốc tế về Khai thác Biển (ICES) đã bắt đầu thu thập ý kiến của các nhà khoa học. Các kế hoạch quản lý nhiều năm cũng được đề ra cho tất cả các nguồn lợi thủy sản thương mại chính. Quản lý nguồn lợi theo cách này có thể hiệu quả cao hơn so với cách quản lý dựa trên những quyết định mang tính ngắn hạn. Theo Thefishsite/Tạp chí Thương mại Thủy sản CÁC TIN KHÁC
Những lợi ích khi thiết kế sân vườn
(30/06/2019)
Ý tưởng thiết kế ban công đẹp mắt cho nhà chung cư
(03/08/2016)
Kiểm tra các dự án nhà ở để cấp sổ đỏ cho người dân
(28/01/2015)
|