Hacinco giao lưu bóng đá với Sở xây dựng Hà Nội chào mừng Tết Bính Thân 2016        Cận cảnh Làng sinh viên giữa Thủ đô        Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội        Lễ kết nạp đảng viên của chi bộ văn phòng 3        Hội nghị công đoàn công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
KINH TẾ, XÃ HỘI
Hà Nội: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp – xây dựng bình quân giai đoạn 2008 - 2017 đạt 8,17%/năm (25/07/2018)

Tại buổi giao ban Báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều 24/7, ông Vũ Duy Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cho biết, trong lĩnh vực công nghiệp Hà Nội tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, bình quân giai đoạn 2008 - 2017 tăng 8,61%/năm.


Ông Vũ Duy Tuấn - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội tại buổi giao ban Báo chí.

Tại buổi giao ban, ông Vũ Duy Tuấn cho biết, trong 10 năm qua, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn thành phố tăng bình quân 7,41%/năm, trong đó, dịch vụ tăng 7,52%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 8,17%, nông nghiệp tăng 2,68%. Quy mô GRDP năm 2017 đạt 519.568 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2008; GRDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 86 triệu đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến hết năm 2017, dịch vụ chiếm 57,6%; công nghiệp, xây dựng chiếm 29,7%, nông nghiệp chiếm 2,9% (cơ cấu kinh tế năm 2008 tương ứng là 56,6% - 28,7% - 4,3%).

Thu ngân sách giai đoạn 2008 - 2017 liên tục đạt và vượt dự toán đề ra, tăng trung bình 12,69%/năm. Năm 2017, thu ngân sách thành phố đạt 212.276 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với năm 2008. Chi ngân sách địa phương tăng bình quân 15,28%/năm, năm 2017 gấp 3,6 lần so với năm 2008.

Huy động vốn đầu tư trên địa bàn được đẩy mạnh, giai đoạn 2008 - 2017, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 2,03 triệu tỷ đồng; đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được 3.237 dự án, vốn thực hiện đạt 10,6 tỷ USD. Riêng năm 2017, huy động tổng vốn đầu tư xã hội đạt 308.219 tỷ đồng, gấp 2,85 lần so với năm 2008, tăng trung bình hàng năm 15,21%.

Các giá trị văn hóa truyền thống cùng những phong tục, tập quán tốt đẹp của văn hóa Tràng An, văn hóa xứ Đoài ngày càng được duy trì, phát huy và lan tỏa. An sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô được đảm bảo, thành phố đã xây dựng và sửa chữa gần 8,6 nghìn ngôi nhà cho người có công với cách mạng; năm 2018 tiếp tục hỗ trợ xây sửa hơn 4 nghìn nhà cho người nghèo.

Ngay sau hợp nhất, thành phố đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho các huyện, nhất là những xã miền núi, dân tộc thiểu số. Hệ thống điện, đường, trường, trạm được tập trung đầu tư, đã hoàn thành sửa chữa, cải tạo 5.523 phòng học tạm, xuống cấp, nâng tổng số trường công lập đạt chuẩn quốc gia lên 62%...

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, diện mạo Thủ đô có chuyển biến rõ nét. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành như: Khu đô thị Văn Quán, Mỹ Đình, Mỗ Lao, An Khánh, Việt Hưng, Vinhome, Linh Đàm, Ciputra... Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cùng với những cây cầu hiện đại đã được đầu tư, từng bước đồng bộ và khép kín hạ tầng giao thông Thủ đô.

Tuy nhiên, ông Tuấn thừa nhận, dù có nhiều thành tích nhưng thành phố vẫn còn nhiều khó khăn. Cụ thể, quy mô và tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của Thủ đô sau mở rộng, nhất là tiềm năng, thế mạnh về không gian phát triển và nguồn lực đất đai, nguồn lực con người chưa tận dụng hết cơ hội do hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại; chưa phát huy hết nguồn lực, thế mạnh về vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, thị trường lao động của Thủ đô.

Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch còn hạn chế; mật độ xây dựng, dân số nội đô ngày càng tăng cao; việc thực hiện các khu chức năng, đô thị vệ tinh chậm. Chưa xây dựng, phát triển Thủ đô thành một tổng thể đa trung tâm, có cấu trúc hoàn chỉnh hiện đại gắn với phát triển các thành phố vệ tinh...

Quản lý đất đai, trật tự xây dựng có mặt còn yếu kém; chưa thu hút được dân cư ra khỏi vùng lõi đô thị. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư còn gặp nhiều khó khăn; nhiều dự án chậm triển khai, nhất là các công trình trọng điểm như đường sắt đô thị, công trình đường vành đai, trục hướng tâm, gây lãng phí, thất thoát, trật tự an toàn giao thông chuyển biến chậm.

Việc cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các khu chung cư cũ trong nội thành chưa đáp ứng tiến độ và còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách; năng lực và ý thức chấp hành pháp luật của chủ đầu tư một số dự án còn hạn chế. Việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, trường đại học, cao đẳng, cơ sở khám, chữa bệnh không phù hợp quy hoạch ra ngoài khu vực nội đô tiến độ còn chậm. Môi trường sinh thái nhiều nơi còn ô nhiễm, nhất là ở một số sông hồ, kênh, mương, làng nghề, cụm công nghiệp, chợ nông thôn...

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung, theo chuỗi và chuyên canh chưa được nhân rộng; tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất còn thấp; việc ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ để tạo chuỗi giá trị chưa đáp ứng yêu cầu; chưa hình thành được khu nông nghiệp công nghệ cao.

Theo baoxaydung.com.vn

CÁC TIN KHÁC
   GALLERY
   HỎI ĐÁP
19/01/2013 - Tran dinh khoa
19/01/2013 -
19/01/2013 - Hải Yến
19/01/2013 - nguyễn hữu việt
19/01/2013 - Vũ Quang Dũng
   LIÊN KẾT WEBSITE
 
CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI
Trụ sở chính: Số 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Nhà điều hành Làng sinh viên Hacinco, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (84-24)35584167 - (84-24)35584168 -(84-24)35572123   Fax: (84-24)35584201   Email: Hacinco@fpt.vn     Website: hacinco.com.vn, hacinco.vn
     Truy cập:   Online: