KINH TẾ, XÃ HỘI |
Hà Nội: Nửa đầu năm 2021, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng trưởng dương
(09/07/2021)
Báo cáo nghiên cứu thị trường bán lẻ Hà Nội quý II/2021 của Savills Việt Nam cho thấy, doanh thu bán lẻ tại Hà Nội giảm trong vài tháng gần đây, riêng tháng sáu giảm -9 điểm % so với năm trước. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ trong các đợt dịch trước, Hà Nội đã đạt mức tăng 7 điểm theo năm trong nửa đầu năm 2021. Ảnh minh họa . Theo Savills Việt Nam (Savills), thị trường bán lẻ tại Hà Nội trong 6 tháng đầu năm với nguồn cung tăng trưởng trung bình 5%/năm trong 5 năm qua. Mặc dù vậy, do không có nguồn cung mới, tổng nguồn cung đạt khoảng 1,6 triệu m², ổn định theo quý và tăng 2% theo năm. Khu vực Nội thành với thị phần 42% ghi nhận mật độ bán lẻ cao nhất là 0,48 m²/người. Trong khi Trung tâm mua sắm vẫn duy trì nguồn cung cao nhất ở mức 914.000 m², tốc độ tăng trưởng nguồn cung của Trung tâm bách hóa (10%) và Khối đế bán lẻ (9%) vượt xa Trung tâm mua sắm trong 5 năm vừa qua. Bà Hoàng Nguyệt Minh Giám đốc Bộ phận cho thuê thương mại, Savills Hà Nội cho biết, dịch Covid-19 bùng phát đã làm suy giảm nhu cầu mua sắm trong phân khúc bán lẻ. Hầu hết các nhãn hàng đã quyết định tạm dừng kế hoạch mở rộng cho tới khi tình hình dịch bệnh được cải thiện. Các ngành hàng, đặc biệt là nhóm ngành dịch vụ ăn uống, vẫn duy trì được sự ổn định nhờ các nền tảng bán hàng trực tuyến và dịch vụ giao hàng, giúp duy trì công suất thuê ở mức cao trên mặt bằng chung của thị trường. Giá thuê mặt bằng ổn định ở mức 41USD/ m²/tháng, giá cho thuê tầng trệt không đổi so với quý trước, nhưng tăng nhẹ 3% theo năm. Cùng với đó, công suất thuê mảng bán lẻ giảm – 2 điểm % theo quý, đạt 93% và duy trì ổn định theo năm. Trung tâm mua sắm giảm mạnh nhất. Khu vực Nội thành và phía Tây thành phố bị ảnh hưởng nặng nề, diện tích cho thuê thêm của quý 2 giảm -29.000m2. Sự kéo dài của đại dịch đã làm giảm số lượng người lui tới, các trung tâm bán lẻ đã sửa chữa và cải tạo lại khu vực kinh doanh, dẫn tới sự gia tăng diện tích trống. Các nhà bán lẻ quốc tế, đặc biệt là các thương hiệu cao cấp, coi Hà Nội là một cơ hội đầu tư tiềm năng. Hầu hết các thương hiệu cao cấp tập trung ở khu trung tâm, với một số khác ở Lotte Center, Ba Đình. Nền kinh tế phát triển mạnh cùng với khả năng chi tiêu cao hơn đã thuyết phục được Tiffany & Co và Porsche Studio gia nhập thị trường Hà Nội trong 12 tháng vừa qua. Tuy nhiên, sự không chắc chắn về đại dịch khả năng lớn sẽ làm trì hoãn lễ ra mắt của các trung tâm bán lẻ. Vincom Mega Mall Smart City với 44.000m2 diện tích cho thuê đã dời ngày khai trương một lần nữa từ tháng 4 sang tháng 8. Với 120.000m2 diện tích cho thuê, nguồn cung trong 6 tháng còn lại của năm tại Hà Nội là rất mạnh. Dự kiến có 12 dự án sẽ ra mắt trong 6 tháng tới, với 98% ở Khu ngoài trung tâm. Bên cạnh đó, trong bối cảnh khó khăn của đại dịch, nhiều khách thuê ngành ẩm thực phải trả lại gian hàng. Mặc dù vậy, phần lớn các nhà hàng đã có những thay đổi sáng tạo để thích ứng, đặc biệt là với dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến. Triển vọng dài hạn của ngành ẩm thực vẫn rất sáng sủa. Thị trường dịch vụ thực phẩm Việt Nam đạt giá trị 24,62 tỷ USD vào năm 2020 và có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến là 8,6% từ năm 2021-2026. Xu hướng ăn uống ngoài hàng gia tăng cùng với giới trẻ tìm kiếm không gian thân thiện với ngân sách góp phần tích cực vào sự tăng trưởng này. Đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ 4, cái nhìn của người tiêu dùng Việt Nam về nền kinh tế trở nên ảm đạm. Theo Infocus Mekong, nhận định tổng quan về tình hình chung của nền kinh tế trở nên tiêu cực, giảm xấp xỉ 50% từ đầu năm nay. Doanh thu bán lẻ tại Hà Nội giảm trong vài tháng gần đây, riêng tháng sáu giảm -9 điểm % so với năm trước. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ trong các đợt dịch trước, Hà Nội đã đạt mức tăng 7 điểm theo năm trong nửa đầu năm 2021. Lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục trở nên phổ biến hơn khi người tiêu dùng giữ sự thận trọng khi mua sắm. Theo một nghiên cứu của Google, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 52 tỷ USD vào năm 2025, tăng 29% mỗi năm từ năm 2020. Euromonitor International ước tính ngành Thương mại điện tử của Việt Năm chỉ chiếm 3% tổng thị trường bán lẻ vào năm ngoái, thấp nhất so với các nền kinh tế lớn khác trong khu vực Đông Nam Á. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu nâng con số này lên mức 10% trên toàn quốc, và 50% ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2025. Theo TTXVN CÁC TIN KHÁC
Hà Nội thu hút 1,3 tỷ USD vốn FDI
(01/08/2024)
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
(11/07/2024)
|