Hacinco giao lưu bóng đá với Sở xây dựng Hà Nội chào mừng Tết Bính Thân 2016        Cận cảnh Làng sinh viên giữa Thủ đô        Lễ công bố Quyết định về công tác cán bộ Công ty Đầu tư Xây dựng số 2 Hà Nội        Lễ kết nạp đảng viên của chi bộ văn phòng 3        Hội nghị công đoàn công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
KINH TẾ, XÃ HỘI
Đua nhau vào đại học, trường nghề lép vế (21/09/2016)

(Xây dựng) - Một nghiên cứu gần đây về khuynh hướng chọn ngành nghề của học sinh hiện nay cho thấy việc lựa chọn con đường vào đời bằng thi tuyển đại học, cao đẳng vẫn là ưu tiên hàng đầu của học sinh. Do đó, các trường nghề vẫn luôn trong tình trạng thiếu học sinh trầm trọng.


Ảnh mang tính minh họa.

Có con trai vừa tốt nghiệp THPT, gia đình chị Nguyễn Thị Lá ở Khoái Châu (Hưng Yên) quyết định không cho con tuyển sinh vào đại học mà nộp hồ sơ vào trường nghề. Theo chị Lá, mấy năm nay, số người học đại học ra trường thất nghiệp cao, trong khi đó, các doanh nghiệp ở quê chị cần tuyển công nhân khá nhiều. Con chị học không giỏi, nên chị rút kinh nghiệm từ các gia đình khác, không cố cho con vào đại học bằng mọi giá. Chị cho con đi học trường nghề, sau ra xin việc làm tại doanh nghiệp gần nhà. Chi phí không cao mà lại có việc làm, có thu nhập ngay sau khi ra trường.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cái nhìn thực tế về học lực của con cũng như trong cách lựa chọn ngành nghề như chị Lá. Một nghiên cứu gần đây về vấn đề khuynh hướng chọn ngành nghề của học sinh hiện nay cho thấy việc lựa chọn con đường vào đời bằng thi tuyển đại học, cao đẳng vẫn là ưu tiên hàng đầu của các em. Rất ít phụ huynh và học sinh định hướng dự thi vào các trường trung cấp chuyên nghiệp hay trường nghề. Do đó, các trường nghề vẫn luôn trong tình trạng thiếu học sinh trầm trọng.

NGƯT. TS Hoàng Công Thi, Hiệu trưởng trưởng Cao đẳng nghề Lilama Ninh Bình cho biết: Năm nay, thực trạng công tác tuyển sinh của trường không khá hơn năm trước. Đến thời điểm giữa tháng 9, trường mới tuyển được hơn 300 học sinh, trong đó có 40 học sinh đăng k‎ý‎ học cao đẳng nghề, còn lại là trung cấp nghề. Trong khi đó, chỉ tiêu mà Bộ Xây dựng giao cho trường là 400 học sinh hệ trung cấp nghề, 200 học sinh hệ cao đẳng. Như vậy, thực tế tuyển sinh của trường vẫn còn thiếu khoảng một nửa, mặc dù trường đã thành lập hẳn một tổ tư vấn tuyển sinh gồm 10 người đến tận các thôn, xã tuyên truyền vận động các gia đình, con em đi học nghề.

Theo TS Thi, có hai luồng học sinh: luồng thứ nhất là học sinh tốt nghiệp THCS rồi vào tại Trung tâm giáo dục thường xuyên học văn hóa và học nghề; luồng thứ hai là học sinh tốt nghiệp THCS nhưng còn nhỏ nên gia đình chưa cho đi học nghề. Trong khi đó, học sinh tốt nghiệp THPT thì vẫn mải miết với mục tiêu vào đại học, cao đẳng, bất chấp tỷ lệ thất nghiệp sau khi ra trường vẫn không ngừng tăng.

Thực tế khó khăn trong công tác tuyển sinh tại trường Cao đẳng nghề Lilama Ninh Bình cũng là thực trạng chung của các trường nghề hiện nay. Nhiều giáo viên nhận định rằng: Đối với học sinh THPT, dường như các em vẫn lựa chọn cho mình con đường duy nhất là thi vào đại học, cao đẳng để vào đời, bởi bên cạnh tỉ lệ rất lớn (88%) học sinh chọn hướng “Tiếp tục học để thi đại học, cao đẳng” thì chỉ có tỉ lệ rất nhỏ các em chọn học tại các trường Trung cấp chuyên nghiệp, học nghề hay đi làm ngay hoặc ở nhà phụ giúp gia đình. Một khi học sinh đã hoàn thành bậc học THPT, các em sẽ tìm đến với cánh cửa đại học, gạt tất cả những cánh cửa khác sang một bên và khi thất bại đến lần thứ ba, các em mới suy nghĩ về việc học nghề. Đây là sự lãng phí rất lớn mà chung quy lại, gánh nặng trách nhiệm được quy về cho công tác hướng nghiệp. Chính việc hướng nghiệp đúng đắn sẽ giúp các em biết mình là ai, hiểu mình làm được gì và nghề gì hợp với mình để có một sự lựa chọn chính xác nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lực của bản thân và của cả xã hội.

Chính từ thực tế như phân tích ở trên đã đặt ra một vấn đề khác trong công tác hướng nghiệp, đó là việc cung cấp cho các em những chỉ báo trong tương lai về nhu cầu của xã hội đối với từng loại ngành nghề, những nghề nào đã đủ nhân lực, những nghề nào đang dư nhân lực, những nghề nào đang thiếu hụt ở mức tương đối và mức trầm trọng. Trên cơ sở của những chỉ báo này, kết hợp với việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ về các loại nghề cũng như việc định hướng giúp học sinh hiểu biết hơn về bản thân, chắc chắn cán cân nhân lực trong nền kinh tế sẽ được cân bằng một cách hiệu quả.

Còn TS Thi cho rằng, để thu hút học sinh vào các trường nghề, cùng với việc tuyên truyền vận động thì cần phải phải có những chế tài đủ mạnh để phân luồng hoặc định hướng học sinh, chứ không thể để mãi tình trạng, trường đại học nở rộ, mất trường nghề như hiện nay.

CÁC TIN KHÁC
   GALLERY
   HỎI ĐÁP
19/01/2013 - Tran dinh khoa
19/01/2013 -
19/01/2013 - Hải Yến
19/01/2013 - nguyễn hữu việt
19/01/2013 - Vũ Quang Dũng
   LIÊN KẾT WEBSITE
 
CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2 HÀ NỘI
Trụ sở chính: Số 324 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Nhà điều hành Làng sinh viên Hacinco, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (84-24)35584167 - (84-24)35584168 -(84-24)35572123   Fax: (84-24)35584201   Email: Hacinco@fpt.vn     Website: hacinco.com.vn, hacinco.vn
     Truy cập:   Online: